Hệ thống làm lạnh nước Chiller là một hệ thống dùng để làm lạnh nước trong công nghiêp. Dải nhiệt độ của nước mà hệ thống Water Chiller tạo ra dao động khoảng từ 6 – 30 độ C. Chúng hoạt động nhờ vào điện năng để tách riêng phần nhiệt nóng và nhiệt lạnh.
Phần nhiệt nóng sẽ không được sử dụng và thải ra bên ngoài băng tháp giải nhiệt hoặc sẽ được làm mát bằng gió.
Phần nhiệt lạnh sẽ được dẫn đi qua các ống dẫn bằng đồng ngâm trong nước và làm lạnh nước. Chúng được sử dụng nhiều để giải nhiệt trong các nhà máy công nghiệp hay điều hòa không khi trung tâm nước.
Và Water Chiller có 2 loại là: Water Chiller giải nhiệt nước và Water Chiller giải nhiệt gió.
Quý Khách vui lòng liên hệ 0984.097.097 để được tư vấn miễn phí
1. Mặt bằng lắp đặt hệ thống máy làm lạnh nước Water Chiller :
– Không gian lắp đặt thiết bị:
+ Tạo một không gian hợp lý bao quanh thiết bị sao cho người lắp đặt, vận hành, bảo trì thao tác được thuận lợi.
+ Tạo khoảng cách hợp lý cho thiết bị ngưng tụ và máy nén hoạt động được tốt.
+ Tạo khoảng cách tối thiểu là 3 feets (914 mm) tính từ cửa tủ điều khiển để người vận hành thuận lợi trong thao tác.
– Nền:
+ Nền bê tông phải cứng, phẳng, và có đủ độ bền để có thể chịu đựng được trọng lượng gia tăng trong quá trình cụm Chiller hoạt động.
+ Độ nghiêng của nền bêtông không được vượt quá ¼ inch (6,35mm) theo bề dài và bề rộng của Chiller.
– Thông nước, xả nước khi bảo dưỡng, sữa chữa:Lắp đặt gần hệ thống thoát nước đủ lớn cho đường nước thoát ra từ thiết bị ngưng tụ và bay hơi trong quá trình ngừng máy hoặc sữa chữa.
– Thông gió cho nơi đặt Chiller:Thiết bị vẫn sản sinh ra nhiệt mặc dù máy nén được làm mát bởi tác nhân lạnh. Do đó, cần phải loại bỏ lượng nhiệt phát sinh ra khi thiết bị hoạt động trong phòng máy bằng cách thông gió hợp lý đảm bảo nhiệt độ trong phòng thấp hơn 50oC (122oF).
Lưu ý:
Đối với những thiết bị nặng, luôn luôn sử dụng những thiết bị nâng hạ với công suất nâng lớn hơn khoảng 10% trọng lượng thiết bị. Nên làm theo sổ tay hướng dẫn đi kèm theo thiết bị. Nếu để xảy ra sự cố thì có thể dẫn đến kết quả chết người hoặc bị chấn thương nghiêm trọng.
– Bọc cách nhiệt cho Chiller:Cần bọc cách nhiệt cho thiết bị bay hơi của Chiller để tránh xảy ra hiện tượng đọng sương bên ngoài bình và cũng tránh gây nên tổn thất nhiệt cho bình.
2. Thiết bị nâng cẩu và các dụng cụ lắp đặt hệ thống làm mát Water Chiller:
– Di chuyển và lắp đặt thiết bị:
Chỉ nên di chuyển Chiller bằng thiết bị nâng hạ tại những điểm hoặc vị trí được thiết kế sẵn trên thiết bị (móc treo). Đối với những thiết bị khác nhau ta cần xem xét trọng lượng của chúng để dùng thiết bị nâng vận chuyển hợp lý. Nếu đặt sai vị trí có thể gây hư hỏng cho Chiller.
Lưu ý:
– Không được dùng các lỗ ren trên máy nén để nâng hoặc hỗ trợ cho việc nâng cẩu Chiller.
3. Lắp đặt hệ thống Water Chiller.
– Lắp các van bướm (Butterfly valve) tại các vị trí như hình trên của đường ống vào và ra của các bình của Chiller. Khi một cụm Chiller bị sự cố hoặc khi vệ sinh ta có thể đóng các van này lại để tách biệt cụm Chiller đó khỏi hệ thống.
– Đầu ra của các bình phải lắp công tắc dòng chảy (Flow Switch) để đảm bảo luôn có nước giải nhiệt cho bình ngưng và có nước được làm lạnh trong bình bay hơi.
– Đầu vào và ra của các bình có các nhánh rẽ lắp các thiết bị đo áp suất nước (Pressure meter), thiết bị đo nhiệt độ (Temperature meter) và trên các nhánh có các van ngắt (Shut off valve) để ngắt khi thay thế thiết bị trên.
– Lắp các ống nối mềm, loại Single Sphere Type (Flexible joint) tại các vị trí vào ra của các bình để giảm độ rung động cho hệ thống đường ống khi làm việc. Do tại đầu vào của các bơm có van Y lọc (Filter valve), nên tại đầu vào của các bình không cần gắn thêm các thiết bị lọc, giảm được tổn thất và giá thành.
– Lắp các van cân bằng (Balancing valve) và các van điện điều chỉnh lưu lượng tại đầu ra của các bình.
Quý Khách vui lòng liên hệ 0984.097.097 để được tư vấn miễn phí
4. Vị trí ứng dụng máy làm lạnh nước chiller:
Hệ thống chiller được sử dụng cho các tòa nhà trung tâm thương mại, nhà cao ốc, văn phòng làm việc, khách sạn…Kho lạnh công nghiệp sử dụng hệ thống lạnh chiller giúp đạt năng suất lạnh cao.
Trong hệ thống điều hòa không khí sử dụng nước là chất tải lạnh thì Chiller là chi tiết quan trọng nhất.Việc lựa chọn loại Chiller nào là phù hợp cho công trình cụ thể đòi hỏi kỹ sư thiết kế phải có am hiểu từng loại Chiller để đưa ra phương án tối ưu với từng loại.
5. Trong bài viết này với mong muốn giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về từng loại Chiller có trên thị trường và cách phân loại Chiller.
Chiller là máy sản xuất nước lạnh để cung cấp tới tải của công trình.Là tổ hợp của 4 cụm chi tiết căn bản là máy nén,thiết bị bay hơi,thiết bị ngưng tụ và van tiết lưu.Đối với thiết bị bay hơi nước sẽ làm lạnh nước.
– Loại Chiller hấp thụ: Nguyên lý dựa trên chu trình lạnh hấp thụ:
Nói một cách dễ hiểu là cụm Absorber(Bình hấp thụ) như đầu hút máy nén,Pump như máy nén và Generator(Bình sinh hơi) như đầu đẩy máy nén.Các thiết bị còn lại như chu trình lạnh có máy nén hơi.
Đối với những Chiller loại này có hệ số COP khá nhỏ khoảng từ 0.6-0.8 đối loại Single-Effect,từ 0.9-1.2 đối với loại Double-Effect,từ 0.9-1.1 đối với Direct-Fired.Do hiệu suất thấp nên hiện tại các Chiller hấp thụ ít được sử dụng trong các công trình ĐHKK tại Việt Nam.Loại Single-Effect có thể lấy nhiệt từ quá trình sản xuất để cung cấp hơi cho Chiller chạy.Loại Double-Effect yêu cầu hơi có áp suất trung bình nên thường áp dụng nơi có loại lò hơi chuyên dùng.Còn loại Direct-Fired tích hợp thêm một buồng đốt,hiếm khi dựa trên nguồn nhiệt.
6. Phân loại máy làm lạnh nước Chiller theo máy nén:
+Loại Chiller sử dụng máy nén Piston :
Công suất loại Chiller này nhỏ hơn 200 Tons(RT).Do những đặc điểm của máy nén Piston như thể tích chết,độ ồn cao,hiệu suất kém.Nên Chiller sử dụng máy nén Piston này thực tế ít được dùng.Việc điều chỉnh năng suất lạnh chủ yếu qua xilanh.Ngoài ra do máy nén Piston có nhiều chi tiết nên khả năng hư hỏng cao hơn so với các loại chiller khác.
Do vậy mà Chiller loại này thường được thay thế bằng chiller sử dụng máy nén xoắn ốc hoặc trục vít với cùng công suất lạnh tương đương.
+Loại Chiller sử dụng máy nén Xoắn Ốc-Scroll Chiller:
Dải công suất cũng bị giới hạn là nhỏ hơn 200 RT.Loại xoắn ốc có hiệu suất cao hơn khá nhiều so với Piston,Máy nén loại xoắn có ít chi tiết hơn loại Piston là 64%.Kết cấu nhỏ gọn,hoạt động êm hơn.
+Loại Chiller sử dụng máy nén Trục Vít :
Thông thường dải công suất rộng từ 50RT đến 1100 RT,ngoài ra công suất của 1 số hãng có thể lớn hơn.Tương tự như máy nén xoắn ốc thì máy nén trục vít giữ hơi ga trên rãnh trục vít sau đó nén chúng lại bằng cách giảm thể tích ga lạnh đi.Ga lạnh đi vào buồng nén thông qua ngõ hút ga ở phía trên buồng nén.Do máy nén trục vít chỉ có 3 bộ phận chính là 2 trục vít và van trượt nên tuổi thọ làm việc sẽ cao,hiệu suất cao,hoạt động êm.Có khả năng điều chỉnh tải vô cấp thông qua van trượt.Công suất tiêu thụ điện nhỏ hơn nhiều so với Chiller sử dụng máy nén Piston.Có 2 loại chính là trục vít nằm ngang và loại thẳng đứng.Thực tế loại này được sử dụng cho những công trình nhỏ và vừa,khoảng dưới 600RT.
+Loại Chiller sử dụng máy nén ly tâm:
Công suất từ 550RT tới 3000RT,đặc biệt thích hợp cho những công trình lớn.Ưu điểm là hiệu suất và độ tin cậy cao.Tuy nhiên kích thước lớn do vấn đề hồi dầu máy nén ly tâm.Bình bốc hơi thường là dạng ống vỏ ngập lỏng bởi vì kích thước nhỏ gọn và đặc tính truyền nhiệt cao.
Trong Chiller loại này có thể phân loại theo cách bố trí những chi tiết chính trong Chiller:
+Một tầng hay nhiều tầng.
+Loại giải nhiệt gió hay nước
+Loại hở hay kín
+Truyền động trực tiếp hay bằng bánh rằng.
+Điều chỉnh công suất lạnh theo tấm chắn đường vào(Inlet vanes)
Trả lời